Search for:
Một buổi học KỸ NĂNG XÃ HỘI của Cô và trò tại Chuyên Biệt Từ Sơn
Hầu hết trẻ em học các kỹ năng xã hội bằng cách quan sát các bạn đồng trang lứa, thử nghiệm bằng cách bắt chước và hoàn thiện kỹ năng dần dần.
Nhưng đối với trẻ tự kỷ, tương tác xã hội luôn được xem là một lĩnh vực khó khăn.
Vì vậy, kỹ năng xã hội và những tình huống xã hội đã được Chuyên Biệt Từ Sơn chia nhỏ, giải thích và luyện tập để một trẻ tự kỷ có thể tiếp thu ở một mức độ mà trẻ có thể hiểu được.
Có thể là hình ảnh về 5 người, trẻ em, mọi người đang đứng và trong nhà
VUI CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
“Chơi thường được nói đến như là sự giải tỏa sau những giờ học căng thẳng. Nhưng với trẻ em, chơi là quá trình học tập nghiêm túc. Chơi thực sự là công việc của tuổi thơ.” (Fred Rogers)
Vui chơi là một trong những cách thức quan trọng để trẻ học hỏi về thế giới xung quanh. Vui chơi giúp trẻ học thêm nhiều kỹ năng mới, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về nhận thức, tư duy, tình cảm xã hội, ngôn ngữ. Quan trọng hơn, trong khi chơi, trẻ sẽ có cơ hội cùng chơi và giao tiếp với người lớn cũng như bạn bè đồng trang lứa. Lúc này, trẻ học được cách hòa đồng cùng với mọi người, học cách giải quyết vấn đề và cách làm thế nào để giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Do vậy, chơi và sự phát triển ngôn ngữ có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.
1. Chơi phát triển khi trẻ phát triển:
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường cho mọi thứ vào miệng hoặc chỉ ném đồ chơi đi. Đây là cách trẻ trải nghiệm và học được sự khác biệt về cảm giác và mùi vị của các đồ vật khác nhau. Sau đó, trẻ bắt đầu học cách xây dựng các hình khối, chơi với ô tô, tàu hỏa. Trẻ học cách gọi tên các đồ vật và hiểu được rằng các đồ vật có thể đi cùng nhau, và chúng có thể chơi đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi chơi, trẻ có thể học được các danh từ (tên của đồ vật), động từ (các từ chỉ thao tác hoặc hành động với đồ vật) và cách mô tả chúng. Trẻ học cách khám phá các đồ vật và cảm nhận chúng: những đồ chơi này để ở đâu, nó to hay nhỏ,…
Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu học cách sử dụng một đồ vật để thay thế cho những thứ khác. Ví dụ: một khối gỗ trở thành một cái xe ô tô hoặc một cái điện thoại, các mảnh ghép trở thành cát xây dựng,… Trẻ vừa chơi, vừa gọi tên những đồ vật mà chúng nghĩ ra. Đây là sự kết nối tuyệt vời giữa sự vật và lời nói của trẻ. Để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp một cách có ý nghĩa, trẻ cần thiết phải có trí tưởng tượng, kỹ năng diễn giải và tư duy tốt. Trẻ cần có khả năng phản hồi lại với các biểu tượng một cách phù hợp. Nếu trẻ không có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt, trẻ sẽ không thể nào nói về trò chơi của mình và thể hiện lại ý tưởng chơi một cách dễ hiểu cho người khác được. Như vậy, có thể nói rằng, chơi và ngôn ngữ song hành cùng nhau trong tiến trình một em bé lớn lên. Kỹ năng chơi phải phát triển đến một trình độ nhất định trước khi có các kỹ năng ngôn ngữ tương ứng (Westby & White, 2014).
2. Trẻ em có thể chơi với bất cứ thứ gì chúng có:
Với trẻ em, đồ chơi không cần phải là những thứ quá đắt tiền. Một cái chăn để chơi ú òa hay một vài cái lá khô cũng có thể trở thành một món đồ chơi thú vị với trẻ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chỉ với một cái chai, một vài hạt đậu, thìa, cốc mà trẻ có thể chơi được cả buổi. Từ việc chơi khám phá như: cho hạt đầu vào chai và lắc để phát ra âm thanh; đến việc chơi tưởng tượng như: đổ hạt đậu ra cốc và giả vờ xúc ăn. Trẻ em thường có xu hướng thích những đồ vật thật, liên quan đến hoạt động hằng ngày như: cốc, điều khiển tivi,… hơn là đồ chơi. Thậm chí, với trẻ em, cha mẹ chính là đồ chơi tốt nhất của mình.
3. Sức mạnh của vui chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ:
Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng khác khi chúng chia sẻ hoạt động chơi với cha mẹ hoặc người bạn cùng chơi của mình. Trẻ quan sát cách cha mẹ thao tác với đồ chơi và bắt chước lặp lại thao tác đó. Trẻ quan sát cách cha mẹ nói chuyện và nỗ lực đáp lại bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,… Trẻ học cách tư duy, giải quyết vấn đề từ cha mẹ. Những học hỏi này của trẻ là tự nhiên và chủ động.
– Thông qua vui chơi, trẻ học cách gọi tên đồ vật, học đếm, học miêu tả đồ vật,…
– Trẻ học cách chơi với ngôn ngữ như: tạo ra các âm thanh, tư vựng khác nhau trong khi chơi cùng người khác.
Chơi giúp vốn từ vựng của trẻ trở nên phong phú hơn.
Chơi giúp phát triển kỹ năng lắng nghe và làm theo yêu cầu/ hướng dẫn.
Chơi giúp phát triển các kỹ năng xã hội và lần lượt.
Ngôn ngữ phát triển và cũng trở nên phức tạp hơn trong khi trẻ chơi.
Đối với trẻ sơ sinh: chơi có nghĩa là khám phá các đồ vật như: gõ, đập, cho vào miệng, liếm,…
Đối với trẻ nhỏ: chơi là việc xây dựng các khối nhỏ lại với nhau, đẩy xe ô tô, thổi bong bóng,…
Đối với trẻ trong giai đoạn nhà trẻ: chơi có nghĩa là việc giả vờ cho búp bê ăn, giả vờ nói chuyện điện thoại, giả vờ là một nhân vật nào đó như: bác sĩ, lính cứu hỏa,…
Và giờ nếu có ai đó thắc mắc “Học gì mà chẳng thấy ngồi vào bàn, chỉ thấy chơi thế?” thì chắc chắn các ba mẹ đã có câu trả lời rồi, đúng không ạ?
Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng và văn bản
5 HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thường xuyên nói chuyện với con: Nói chuyện với con là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Trong những sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi đơn giản cho bé, kết hợp với sử dụng nhiều từ vựng khi nói về đồ vật, con vật hay các hoạt động xung quanh chúng ta. Chẳng hạn thay vì nói “Con chó nhà bên cạnh” thì hãy nói “Con chó có tên A, là giống chó B, nó có bộ lông màu trắng, nó rất hung dữ”. Với cách nói chuyện sống động, rõ ràng như vậy, trẻ sẽ tích lũy được nhiều vốn từ hơn.
Kể chuyện cho con nghe: Hãy kể cho con nghe những câu chuyện tưởng tượng hoặc thực tế nhưng có diễn biến rõ ràng, có mở đầu, diễn biến, có cao trào, có kết thúc. Cha mẹ nên sử dụng từ vựng phong phú để thể hiện nội dung câu chuyện và lưu ý nội dung có chủ đề con yêu thích để thu hút sự chú ý của con vào câu chuyện hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn: Cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn, cho trẻ tự do chạy nhảy tìm tòi khám phá cuộc sống xung quanh dưới sự giám sát của cha mẹ. Đây chắc chắn sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để gia đình thư giãn, gắn kết với nhau và đặc biệt qua hoạt động này, cha mẹ có thể chia sẻ và giới thiệu cho con những điều mới mẻ từ những sự vật hiện đang xảy ra để làm phong phú vốn từ cũng như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho con.
Hát cùng nhau: Hát là phương thức vô cùng dễ dàng để trẻ cảm nhận ngôn ngữ. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có thể cùng trẻ hát những ca khúc vui nhộn, dễ hiểu, trẻ sẽ tiếp thu được lượng từ vựng và cách biểu đạt ngôn ngữ nhiều hơn.
Không bao giờ cười cách phát âm hay cách dùng từ của con: Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nói về những vấn đề trẻ quan tâm, tuy nhiên cách biểu đạt còn ngô nghê, có trẻ còn ngọng rất nhiều. Những lúc trẻ nói chưa đúng, cha mẹ không nên cười con, trẻ sẽ xấu hổ, thậm chí không dám nói hay thể hiện cảm xúc nữa. Do vậy, cha mẹ hãy nói mẫu cho trẻ cách biểu đạt, cách dùng từ đúng để trẻ hiểu và sửa những lần sau. Đừng quên khen ngợi, động viên để trẻ thoải mái nói những gì trẻ nghĩ và muốn nói ra.
Có thể là tranh biếm họa về một hoặc nhiều người và văn bản
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐI NGỦ CHO TRẺ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 83% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc thức giấc vào giữa đêm. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ trong suốt cả ngày, đến nhận thức chung và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Những thủ thuật can thiệp giấc ngủ với trẻ:
Sắp đặt môi trường, để trẻ ngủ cố định tại một nơi với những đồ vật theo thói quen của trẻ.
– Cho trẻ ngủ vào một thời gian cố định trong ngày.
Không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa cafein trước giờ đi ngủ.
Không để trẻ vận động quá nhiều.
Sử dụng lịch trình bằng hình ảnh để trẻ biết được thứ tự các hoạt động cần thực hiện trong ngày.
Bố mẹ hãy thử áp dụng xem sao nhé!
Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'CHUYÊNBIET SƠN Dạy trẻ thói quen đi ngủ >>>>'
CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CHÚ Ý CHO TRẺ TỰ KỶ
Sắp đặt môi trường:
Không để đồ chơi trước mặt hoặc trong tầm với của trẻ
– Không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn
Sử dụng bàn ghế phù hợp với từng trẻ.
Cho trẻ ngồi, mặt đối mặt, ngang tầm mắt, gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động.
Nương theo sở thích của trẻ.
Thu hút sự chú ý thông qua thị giác.
Đợi cho đến khi nhận thấy trẻ đã nhìn hoặc nghe thấy mới tiếp tục hoạt động khác.
Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và văn bản
[ĐỒNG HÀNH CÙNG CON]
Hành trình can thiệp cho con là một hành trình dài không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó cha mẹ chính là những người thầy tuyệt vời nhất của con.
Đã có rất nhiều phụ huynh phát hiện sớm những vấn đề của con. Bên cạnh đó phụ huynh cũng thường trực những băn khoăn và lo lắng như Bố mẹ dạy con học tại nhà được không? Bố mẹ cần dạy con như thế nào?
Với mong muốn hỗ trợ phụ huynh, người chăm sóc trẻ tự kỷ có thêm kiến thức và kỹ năng dạy con tại nhà giúp con tiến bộ, tăng cơ hội hòa nhập, giảm thời gian và chi phí học. Trung tâm Từ Sơn mở lớp hướng dẫn kỹ năng cho Phụ huynh có con tự kỷ trong độ tuổi dưới 48 tháng.
NỘI DUNG:
Chuyên đề 1: Tổng quan về tự kỷ (bao gồm khái niệm, dấu hiệu nhận biết, khó khăn cốt lõi của tự kỷ, nguyên nhân, các vấn đề đi kèm, phương pháp can thiệp có bằng chứng khoa học)
Chuyên đề 2: Hướng dẫn nhận diện hành vi không phù hợp và biện pháp quản lý hành vi cho trẻ tự kỷ trên nền tảng phương pháp ABA.
Chuyên đề 3: Hướng dẫn các chiến lược phát triển kỹ năng chơi cho trẻ tự kỷ.
Chuyên đề 4: Hướng dẫn các chiến lược giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp thông qua hoạt động hàng ngày.
GIẢNG VIÊN:
PGS.TS Trần Văn Công
Thạc sĩ tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên Nguyễn Thị Duyên, có 17 năm làm việc với trẻ tự kỷ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hà, có 10 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ
Cô Ngô Thị Ngọc Hoàn, giáo viên giáo dục đặc biệt có 12 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ tự kỷ.
Cô Vũ Thị Phượng, giáo viên ngôn ngữ, có 11 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ.
HÌNH THỨC HỌC:
Phần lý thuyết (12 buổi): Học qua phần mềm Zoom (thời gian từ 12h30 đến 13h50 mỗi tuần 3 buổi/ chuyên đề).
Phần thực hành (4 buổi): hướng dẫn thực hành trực tiếp trên trẻ, hỏi đáp cùng chuyên gia.
Thời gian bắt đầu học: Từ 26/9 – 22/10/2022
Học phí gốc: 6.000.000đ
Chuyên Biệt Từ Sơn hỗ trợ 80% học phí cho phụ huynh: 1.500.000đ / 14 buổi học.
Hình thức nộp học phí: trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng theo cú pháp: Hovaten_dangkytaphuan
STK: 2226281368
CTK: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Ngân hàng SHB, chi nhánh Kinh Bắc.
Link đăng ký khoá học:
ĐĂNG KÝ KHÓA HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÀNH CHO PHỤ HUYNH
Phụ huynh đăng ký liên hệ: Cô Thuỷ (0974.046.424) hoặc Hotline: 0222.628.1368 để nhận chi tiết khoá học.

Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản cho biết 'HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TỪ SƠN Hướng dẫn kỹ năng dạy con dành cho phụ huynh PGS TS Trần Văn Công Ths. Nguyễn Thị Duyên 26/9/2022 22/10/2022 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Từ Sơn, Ths. Nguyên Hà Khu công viên Thịnh Lang, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh Hình thức tổ chức kết hợp online và offline HER CôNgô Ngô Thị Ngọc Hoàn Thị Phượng Các chuyên gia, giảng viên'

𝗢̛ Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 Đ𝗔̂́𝗧 𝗔̀, 𝗞𝗛𝗢̂𝗡𝗚 𝗣𝗛𝗔̉𝗜, Đ𝗔̂́𝗬 𝗟𝗔̀….
𝗢̛ Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 Đ𝗔̂́𝗧 𝗔̀, 𝗞𝗛𝗢̂𝗡𝗚 𝗣𝗛𝗔̉𝗜, Đ𝗔̂́𝗬 𝗟𝗔̀….
🖥 𝗧𝗜𝗡 𝗧𝗨𝗬𝗘̂̉𝗡 𝗗𝗨̣𝗡𝗚 𝗖𝗨̉𝗔 𝗖𝗛𝗨𝗬𝗘̂𝗡 𝗕𝗜𝗘̣̂𝗧 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡
➖Bạn muốn tìm kiếm công việc đúng chuyên ngành❓
➖Bạn muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp❓
➖Bạn muốn học hỏi và nghiên cứu khoa học cùng chuyên gia❓
➖Bạn muốn nhiều thứ khác❓
Ở ĐÂY CÓ TẤT CẢ MỌI THỨ CHỈ CẦN BẠN MUỐN 😄
Ứng tuyển ngay hôm nay để nhận được quà tặng lớn từ Trung tâm 🤝
🎁 Khoá học đào tạo nội bộ dành cho giáo viên mới trị giá 𝟗.𝟖𝟗𝟗.𝟎𝟎𝟎đ khi đăng ký ứng tuyển trở thành 𝐆𝐈𝐀́𝐎 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 tại 1 trong 6 cơ sở của trung tâm.
𝗖𝗹𝗶𝗰𝗸 𝗻𝗴𝗮𝘆 𝘃𝗮̀𝗼 đ𝗮̂𝘆 👉 https://docs.google.com/…/1xKHQKhbUzMmvuJFH…/edit…
Địa điểm làm việc:
🏢𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡: Khu đất mới Thịnh Lang – Đình Bảng – TP. Từ Sơn – Bắc Ninh
🏣𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟐: 33 Lý Chiêu Hoàng – Suối Hoa – TP. Bắc Ninh – BN
🏨𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟑: 683 Âu Cơ – Thị trấn Hồ – Thuận Thành – BN
🏪𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟒: Đường 24 – Phượng Mao – Quế Võ – Bắc Ninh
🏪𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟓: Phố Lò – Yên Lãng – Yên Trung – Yên Phong – BN
🏪𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟔: Khu đất mới Cầu Nhân – Hoài Thượng – Liên Bão – Tiên Du – BN
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0222.628.1368
Đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢: 0389.387.668 (Cô Duyên) hoặc 0974.046.424 (Cô Thuỷ)

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'TUYÊN GIÁO VIÊN CAN THIỆP CÁ NHÂN TẠI BẮC NINH 000ാ0919 റാാ $1090 triệu Làm việc full time và parttime Lương, thưởng hấp dẫn từ Thưởng cuối năm Đóng BHXH, BHYT Du lịch hè trong và ngoài nước 15 triệu Nghi dưỡng tại resort vào các ngày 20/10, 20/11 HUYÊN BIỆT Liên hệ: Ms Thủy (0974.046.424) Ms Duyên (0389.387.668) LƯƠNG HÁP DẢN'

CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON TẠI NHÀ

CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON TỰ KỶ TẠI NHÀ
(Phần 1)

1. Gọi tên trẻ:
Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi
Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ:
Ví dụ: “An. Đưa mẹ bóng”, “An. Con gà đâu?”

2. Ngang tầm mắt:
Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội.
Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.

3. Theo dõi và tham gia:
Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.

4. Tập ngồi:
Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.

5. Đợi và làm theo lần lượt:
– Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là chờ đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác.
– Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.

(Còn tiếp)

Có thể là hình ảnh về 4 người, trẻ em, bánh ngọt và văn bản cho biết '>>> CÁC KỲ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON (PHẦN 1)'

Liên hệ
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon