𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗨𝗬̉ – 𝗛Đ𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗠𝗧𝗧𝗤 𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗕𝗔̆́𝗖 𝗡𝗜𝗡𝗛, 𝗟𝗜𝗘̂𝗡 Đ𝗢𝗔̀𝗡 𝗟𝗔𝗢 Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡, 𝗧𝗫 𝗧𝗛𝗨𝗔̣̂𝗡 𝗧𝗛𝗔̀𝗡𝗛, 𝗧𝗫 𝗤𝗨𝗘̂́ 𝗩𝗢̃, 𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗚𝗜𝗔́𝗢 𝗗𝗨̣𝗖 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡 TẶNG QUÀ TRUNG THU
𝐓𝐄̂́𝐓 𝐓𝐑𝐔𝐍𝐆 𝐓𝐇𝐔 – 𝐓𝐄̂́𝐓 Đ𝐎𝐀̀𝐍 𝐕𝐈𝐄̂𝐍
Hôm nay ngày 17/9/2024, trong không khí vui tươi của tết Trung thu, các em thiếu nhi được nghe những lời chia sẻ, động viên của các bác Lãnh đạo Thành phố, Tỉnh gửi tới các bạn nhỏ trong Chuyên Biệt Từ Sơn.
Với tinh thần mọi trẻ em đều được vui Trung thu, 𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗨𝗬̉ – 𝗛Đ𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗠𝗧𝗧𝗤 𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗕𝗔̆́𝗖 𝗡𝗜𝗡𝗛, 𝗟𝗜𝗘̂𝗡 Đ𝗢𝗔̀𝗡 𝗟𝗔𝗢 Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡, 𝗧𝗫 𝗧𝗛𝗨𝗔̣̂𝗡 𝗧𝗛𝗔̀𝗡𝗛, 𝗧𝗫 𝗤𝗨𝗘̂́ 𝗩𝗢̃, 𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗚𝗜𝗔́𝗢 𝗗𝗨̣𝗖 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡
đã trao tặng những hộp bánh trung thu cho các con. Mong muốn các con có được một cái Tết Trung thu vui vẻ hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn cả về vật chất và tinh thần bởi sự chăm lo của gia đình, nhà trường, xã hội.
Mặc dù chương trình năm nay không diễn ra các hoạt động văn nghệ, hội thi làm lồng đèn hay phá mâm cỗ do nhiều trẻ em ở các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ, nhưng các em đã có một buổi trung thu thật sự vui tươi, ấm áp trong tình yêu thương, sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành. Đó là nguồn động viên tinh thần to lớn, thiết thực nhất đến với các bạn nhỏ tại Trung tâm Từ Sơn.
Thay mặt các bạn nhỏ trong trung tâm, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến 𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗨𝗬̉ – 𝗛Đ𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗡𝗗 – 𝗨𝗕𝗠𝗧𝗧𝗤 𝗧𝗜̉𝗡𝗛 𝗕𝗔̆́𝗖 𝗡𝗜𝗡𝗛, 𝗟𝗜𝗘̂𝗡 Đ𝗢𝗔̀𝗡 𝗟𝗔𝗢 Đ𝗢̣̂𝗡𝗚 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡, 𝗧𝗫 𝗧𝗛𝗨𝗔̣̂𝗡 𝗧𝗛𝗔̀𝗡𝗛, 𝗧𝗫 𝗤𝗨𝗘̂́ 𝗩𝗢̃, 𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗚𝗜𝗔́𝗢 𝗗𝗨̣𝗖 𝗧𝗣 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡.
Xin kính chúc các Bác/Cô/Chú một ngày Trung thu an vui và hạnh phúc.
𝐓𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟒 – 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐓𝐮̛̣ 𝐤𝐲̉
Với 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 giúp cộng đồng dân cư khu vực thị xã Quế Võ nói riêng và 𝐭𝐢̉𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐍𝐢𝐧𝐡 nói chung cũng như 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 có sự hiểu biết đúng về rối loạn phổ tự kỷ và những người Tự kỷ, cùng nhau chung tay giúp đỡ người tự kỷ được có cái nhìn cảm thông, quan tâm đúng cách, được sống bình đẳng và có cơ hội đóng góp cho xã hội với phương châm :“𝐭𝐚𝐲 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐲, 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 l𝐚𝐢”.
Hôm nay, ngày 2/4/2024 𝐇𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐝𝐮̣𝐜 𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐓𝐮̛̀ 𝐒𝐨̛𝐧 đã tổ chức thành công các hoạt động để hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ 2/4 tại 𝟖 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ trên toàn tỉnh Bắc Ninh.
Đặc biệt Trung tâm đã 𝐓𝐫𝐚𝐨 𝐭𝐚̣̆𝐧𝐠 50 xuất học bổng với tổng 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝟓𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎đ để giúp trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong hệ thống có cơ hội được can thiệp và phát triển.
𝐗𝐢𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐠𝐮̛̉𝐢 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐚́𝐦 𝐨̛𝐧 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐨̛́𝐢:
– Ông Phí Hữu Quynh – 𝐒𝐨̛̉ 𝐆𝐢𝐚́𝐨 𝐝𝐮̣𝐜 đ𝐚̀𝐨 𝐭𝐚̣𝐨 𝐭𝐢̉𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐍𝐢𝐧𝐡.
– Bà Phạm Thị Hồng Quyên – 𝐒𝐨̛̉ 𝐋𝐚𝐨 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐁𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐢̉𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐍𝐢𝐧𝐡.
Các lãnh đạo, quản lý Sở Giáo dục, Sở Lao động đã quan tâm đến dự động viên, chia sẻ với trẻ, gia đình và các thầy cô giáo của trung tâm Từ Sơn.
– Đại diện 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐆𝐢𝐚́𝐨 𝐝𝐮̣𝐜 𝐯𝐚̀ đ𝐚̀𝐨 𝐭𝐚̣𝐨 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐱𝐚̃ 𝐐𝐮𝐞̂́ 𝐕𝐨̃.
– Các cô giáo và các em nhỏ trường 𝐦𝐚̂̀𝐦 𝐧𝐨𝐧 𝐔̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐨̛ 𝐱𝐚𝐧𝐡.
– Công ty truyền thông 𝐌𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐐𝐮𝐞̂́ 𝐕𝐨̃.
– 𝐁𝐚𝐧 𝐜𝐨̂́ 𝐯𝐚̂́𝐧, 𝐛𝐚𝐧 𝐠𝐢𝐚́𝐦 đ𝐨̂́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐩𝐡𝐨́ 𝐠𝐢𝐚́𝐦 đ𝐨̂́𝐜 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝟖 𝐜𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐡𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠.
– Toàn bộ 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐡𝐮𝐲𝐧𝐡, 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐧𝐡𝐨̉ trong hệ thống giáo dục 𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐓𝐮̛̀ 𝐒𝐨̛𝐧.
Đã đến tham dự, động viên và góp phần thành công cho hội thao ngày hôm nay
Chung tay cùng Chuyên Biệt Từ Sơn thắp lên ước mơ cho mọi trẻ Tự kỷ
𝗕𝗔̉𝗡 𝗧𝗜𝗡 𝗖𝗨𝗢̂́𝗜 𝗡𝗚𝗔̀𝗬
Hôm nay ngày 28/03/2024 tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã diễn ra Hội thảo “𝐆𝐈𝐎̛́𝐈 𝐓𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐓𝐀̀𝐈 𝐋𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐇𝐎̂̃ 𝐓𝐑𝐎̛̣ 𝐇𝐀̀𝐍𝐇 𝐕𝐈 𝐓𝐈́𝐂𝐇 𝐂𝐔̛̣𝐂 𝐂𝐇𝐎 𝐓𝐑𝐄̉ 𝐂𝐎́ 𝐑𝐎̂́𝐈 𝐋𝐎𝐀̣𝐍 𝐏𝐇𝐎̂̉ 𝐓𝐔̛̣ 𝐊𝐈̉”
Với thông điệp “Chong chóng sắc màu luôn dịch chuyển và phát triển”, cuốn tài liệu năm nay với bìa màu đỏ – 1 trong 4 màu tượng trưng cho chong chóng được in trên trang bìa.
Đây cũng là cuốn tài liệu hình ảnh thứ 3 trong số 4 cuốn chuyên san về hình ảnh đã được xuất bản.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Từ Sơn rất vinh dự là 1 trong 25 trung tâm được tham gia Hội thảo và đại diện nhận tài liệu.
Cuốn tài liệu được nghiên cứu và biên soạn bởi nhóm tác giả:
– PGS.TS Trần Văn Công – Trưởng ban cố vấn trung tâm Từ Sơn
– TS. Nguyễn Thị Hoa
– Ths. Hồ Thị Huyền Thương
Trung tâm xin gửi lời cảm ơn tới nhóm tác giả, Quỹ bảo trợ trẻ em và Công ty CP Phú Nhuận PNJ.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TỪ SƠN sẽ đưa nguồn kiến thức quý giá này tới tay phụ huynh và những người đang làm việc với trẻ VIP.
————————————————————
𝗛𝗘̣̂ 𝗧𝗛𝗢̂́𝗡𝗚 𝗚𝗜𝗔́𝗢 𝗗𝗨̣𝗖 𝗖𝗛𝗨𝗬𝗘̂𝗡 𝗕𝗜𝗘̣̂𝗧 𝗧𝗨̛̀ 𝗦𝗢̛𝗡
“𝚃𝚊𝚢 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚝𝚊𝚢, 𝚜𝚊́𝚗𝚐 𝚝𝚞̛𝚘̛𝚗𝚐 𝚕𝚊𝚒”
𝟬𝟯𝟴𝟵.𝟯𝟴𝟳.𝟲𝟲𝟴 / 𝟬𝟵𝟳𝟰.𝟬𝟰𝟲.𝟰𝟮𝟰
3 𝘾𝙃𝙄̀𝘼 𝙆𝙃𝙊́𝘼 Đ𝙀̂̉ 𝙂𝙄𝘼𝙊 𝙏𝙄𝙀̂́𝙋 𝙃𝙄𝙀̣̂𝙐 𝙌𝙐𝘼̉ 𝘾𝙐̀𝙉𝙂 𝘾𝙊𝙉
Một mối quan hệ tích cực sẽ được xây dựng dựa trên sự giao tiếp tích cực. Khi bạn giao tiếp hiệu quả cùng con, bạn sẽ dễ dàng chia sẻ với trẻ nhiều chủ đề chung, đặc biệt là khi trẻ lớn lên.
Có rất nhiều ý tưởng xung quanh chủ đề “Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả cùng con”, có thể gom chúng thành 3 ý lớn như sau:
1. Luôn khen ngợi trẻ:
– Ghi nhận mọi nỗ lực của trẻ
– Khen ngợi hành vi phù hợp của trẻ
– Không hối lộ trẻ: Một vài hành vi “hối lộ trẻ” mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hằng ngày như: “con ăn đi rồi mẹ cho xem ti vi”. Việc đưa ra các phần thưởng như kẹo, ti vi cho những hoạt động cơ bản hằng ngày có thể tạm thời tỏ ra hiệu quả vì trẻ sẽ có động lực làm ngay hoạt động đó. Tuy nhiên, về lâu dài, động lực này sẽ không còn hiệu quả nữa, trẻ sẽ có một sở thích mới và sẽ “đòi” có được phần thưởng rồi mới thực hiện hoạt động. Nếu bạn không đáp ứng, trẻ sẽ nảy sinh các hành vi không mong đợi như: gào khóc, ăn vạ. Trẻ sẽ không hiểu tại sao lúc này trẻ thực hiện một hành vi nào đó thì được thưởng, lúc khác thì không. Trẻ cũng cảm thấy mất niềm tin với bạn về sự không thống nhất mà bạn đang thực hiện. Do vậy, bạn hãy cố gắng đặt ra các yêu cầu rõ ràng và phù hợp về những gì bạn muốn trẻ làm, khuyến khích, khen ngợi vào hành vi trẻ thể hiện tốt để gia tăng động lực tự nhiên của trẻ.
2. Dành sự chú ý cho trẻ
– Lắng nghe trẻ nói
Bạn hãy thể hiện sự lắng nghe tích cực của mình bằng cách:
+ Dừng lại việc bạn đang làm và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe. Ví dụ: nhìn vào trẻ, mỉm cười khích lệ,…
+ Quan sát nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ và cố gắng hiểu những gì trẻ đang muốn thể hiện.
+ Hạ người xuống ngang tầm với trẻ.
+ Không ngắt ngang lời của trẻ, đảm bảo trẻ có thể diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc của trẻ.
– Diễn giải lại những gì bạn nghe được từ trẻ: Bằng cách lặp lại hoặc diễn đạt lại những gì trẻ đang nói, bạn sẽ giúp trẻ hiểu rằng bạn đang rất quan tâm đến con. Và chính bạn cũng hiểu và xác nhận một cách chính xác điều trẻ đang muốn thể hiện là gì. Bạn không cần lặp lại chính xác những gì trẻ nói mà có thể thêm chi tiết, rút ngắn hoặc làm rõ hơn ý của trẻ. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn làm mẫu ngôn ngữ cho trẻ.
– Diễn giải cảm xúc của trẻ: Bạn có thể quan sát và mô tả lại cảm xúc của con thông các biểu hiện cơ thể như: nét mặt, giọng điệu,… Điều này sẽ giúp trẻ biết được chính xác cảm xúc mình đang có là gì và hiểu rằng việc thể hiện cảm xúc là điều phù hợp, ngay cả khi con có những cảm xúc thiếu cân bằng như: tức giận, thất vọng,…
– Cân nhắc đến khả năng nghe, hiểu và khả năng chú ý của trẻ: Bạn không thể yêu cầu trẻ 1 tuổi ngồi yên, chăm chú trong khoảng 15 phút với những câu hướng dẫn bao gồm 3-4 từ của bạn. Bạn cũng không thể buộc trẻ 2 tuổi chú ý xuyên suốt hoạt động 30 phút với những câu miêu tả dài của người lớn. Đưa ra các yêu cầu vừa sức, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ sẽ giúp khuyến khích trẻ nỗ lực thực hiện hoạt động và có được thành công ngay sau đó.
3. Tạo ra thời gian chơi đặc biệt
Giờ chơi đặc biệt là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với trẻ. Đồng thời, đó cũng là thời điểm bạn có thể dạy trẻ những kỹ năng hay hành vi ứng xử phù hợp. Đây là lúc bạn nên tập trung vào những điều tích cực mà trẻ đang cố gắng thể hiện.
Để tạo ra thời gian chơi đặc biệt cùng trẻ, bạn có thể:
– Tạo ra một không gian chơi và thời gian chơi cố định hằng ngày. Đây là thời điểm mà bạn chỉ tập trung vào mình trẻ mà thôi.
– Dành ít nhất 5-10 phút mỗi ngày cho thời gian chơi đặc biệt cùng con.
– Luôn để trẻ dẫn dắt hoạt động.
– Mô tả những gì trẻ đang làm.
– Khen ngợi, ghi nhận tất cả nỗ lực của trẻ.
– Mô tả cảm xúc mà trẻ đang cos.
– Hạn chế việc hỏi hay yêu cầu, ra lệnh trẻ.
– Hãy đảm rằng, giờ chơi với con luôn luôn vui vẻ.
Một buổi học KỸ NĂNG XÃ HỘI của Cô và trò tại Chuyên Biệt Từ Sơn
Hầu hết trẻ em học các kỹ năng xã hội bằng cách quan sát các bạn đồng trang lứa, thử nghiệm bằng cách bắt chước và hoàn thiện kỹ năng dần dần.
Nhưng đối với trẻ tự kỷ, tương tác xã hội luôn được xem là một lĩnh vực khó khăn.
Vì vậy, kỹ năng xã hội và những tình huống xã hội đã được Chuyên Biệt Từ Sơn chia nhỏ, giải thích và luyện tập để một trẻ tự kỷ có thể tiếp thu ở một mức độ mà trẻ có thể hiểu được.
VUI CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
“Chơi thường được nói đến như là sự giải tỏa sau những giờ học căng thẳng. Nhưng với trẻ em, chơi là quá trình học tập nghiêm túc. Chơi thực sự là công việc của tuổi thơ.” (Fred Rogers)
Vui chơi là một trong những cách thức quan trọng để trẻ học hỏi về thế giới xung quanh. Vui chơi giúp trẻ học thêm nhiều kỹ năng mới, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về nhận thức, tư duy, tình cảm xã hội, ngôn ngữ. Quan trọng hơn, trong khi chơi, trẻ sẽ có cơ hội cùng chơi và giao tiếp với người lớn cũng như bạn bè đồng trang lứa. Lúc này, trẻ học được cách hòa đồng cùng với mọi người, học cách giải quyết vấn đề và cách làm thế nào để giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Do vậy, chơi và sự phát triển ngôn ngữ có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.
1. Chơi phát triển khi trẻ phát triển:
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường cho mọi thứ vào miệng hoặc chỉ ném đồ chơi đi. Đây là cách trẻ trải nghiệm và học được sự khác biệt về cảm giác và mùi vị của các đồ vật khác nhau. Sau đó, trẻ bắt đầu học cách xây dựng các hình khối, chơi với ô tô, tàu hỏa. Trẻ học cách gọi tên các đồ vật và hiểu được rằng các đồ vật có thể đi cùng nhau, và chúng có thể chơi đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi chơi, trẻ có thể học được các danh từ (tên của đồ vật), động từ (các từ chỉ thao tác hoặc hành động với đồ vật) và cách mô tả chúng. Trẻ học cách khám phá các đồ vật và cảm nhận chúng: những đồ chơi này để ở đâu, nó to hay nhỏ,…
Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu học cách sử dụng một đồ vật để thay thế cho những thứ khác. Ví dụ: một khối gỗ trở thành một cái xe ô tô hoặc một cái điện thoại, các mảnh ghép trở thành cát xây dựng,… Trẻ vừa chơi, vừa gọi tên những đồ vật mà chúng nghĩ ra. Đây là sự kết nối tuyệt vời giữa sự vật và lời nói của trẻ. Để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp một cách có ý nghĩa, trẻ cần thiết phải có trí tưởng tượng, kỹ năng diễn giải và tư duy tốt. Trẻ cần có khả năng phản hồi lại với các biểu tượng một cách phù hợp. Nếu trẻ không có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt, trẻ sẽ không thể nào nói về trò chơi của mình và thể hiện lại ý tưởng chơi một cách dễ hiểu cho người khác được. Như vậy, có thể nói rằng, chơi và ngôn ngữ song hành cùng nhau trong tiến trình một em bé lớn lên. Kỹ năng chơi phải phát triển đến một trình độ nhất định trước khi có các kỹ năng ngôn ngữ tương ứng (Westby & White, 2014).
2. Trẻ em có thể chơi với bất cứ thứ gì chúng có:
Với trẻ em, đồ chơi không cần phải là những thứ quá đắt tiền. Một cái chăn để chơi ú òa hay một vài cái lá khô cũng có thể trở thành một món đồ chơi thú vị với trẻ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chỉ với một cái chai, một vài hạt đậu, thìa, cốc mà trẻ có thể chơi được cả buổi. Từ việc chơi khám phá như: cho hạt đầu vào chai và lắc để phát ra âm thanh; đến việc chơi tưởng tượng như: đổ hạt đậu ra cốc và giả vờ xúc ăn. Trẻ em thường có xu hướng thích những đồ vật thật, liên quan đến hoạt động hằng ngày như: cốc, điều khiển tivi,… hơn là đồ chơi. Thậm chí, với trẻ em, cha mẹ chính là đồ chơi tốt nhất của mình.
3. Sức mạnh của vui chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ:
Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng khác khi chúng chia sẻ hoạt động chơi với cha mẹ hoặc người bạn cùng chơi của mình. Trẻ quan sát cách cha mẹ thao tác với đồ chơi và bắt chước lặp lại thao tác đó. Trẻ quan sát cách cha mẹ nói chuyện và nỗ lực đáp lại bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,… Trẻ học cách tư duy, giải quyết vấn đề từ cha mẹ. Những học hỏi này của trẻ là tự nhiên và chủ động.
– Thông qua vui chơi, trẻ học cách gọi tên đồ vật, học đếm, học miêu tả đồ vật,…
– Trẻ học cách chơi với ngôn ngữ như: tạo ra các âm thanh, tư vựng khác nhau trong khi chơi cùng người khác.
– Chơi giúp vốn từ vựng của trẻ trở nên phong phú hơn.
– Chơi giúp phát triển kỹ năng lắng nghe và làm theo yêu cầu/ hướng dẫn.
– Chơi giúp phát triển các kỹ năng xã hội và lần lượt.
– Ngôn ngữ phát triển và cũng trở nên phức tạp hơn trong khi trẻ chơi.
– Đối với trẻ sơ sinh: chơi có nghĩa là khám phá các đồ vật như: gõ, đập, cho vào miệng, liếm,…
– Đối với trẻ nhỏ: chơi là việc xây dựng các khối nhỏ lại với nhau, đẩy xe ô tô, thổi bong bóng,…
– Đối với trẻ trong giai đoạn nhà trẻ: chơi có nghĩa là việc giả vờ cho búp bê ăn, giả vờ nói chuyện điện thoại, giả vờ là một nhân vật nào đó như: bác sĩ, lính cứu hỏa,…
Và giờ nếu có ai đó thắc mắc “Học gì mà chẳng thấy ngồi vào bàn, chỉ thấy chơi thế?” thì chắc chắn các ba mẹ đã có câu trả lời rồi, đúng không ạ?
5 HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thường xuyên nói chuyện với con: Nói chuyện với con là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Trong những sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi đơn giản cho bé, kết hợp với sử dụng nhiều từ vựng khi nói về đồ vật, con vật hay các hoạt động xung quanh chúng ta. Chẳng hạn thay vì nói “Con chó nhà bên cạnh” thì hãy nói “Con chó có tên A, là giống chó B, nó có bộ lông màu trắng, nó rất hung dữ”. Với cách nói chuyện sống động, rõ ràng như vậy, trẻ sẽ tích lũy được nhiều vốn từ hơn.
Kể chuyện cho con nghe: Hãy kể cho con nghe những câu chuyện tưởng tượng hoặc thực tế nhưng có diễn biến rõ ràng, có mở đầu, diễn biến, có cao trào, có kết thúc. Cha mẹ nên sử dụng từ vựng phong phú để thể hiện nội dung câu chuyện và lưu ý nội dung có chủ đề con yêu thích để thu hút sự chú ý của con vào câu chuyện hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn: Cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn, cho trẻ tự do chạy nhảy tìm tòi khám phá cuộc sống xung quanh dưới sự giám sát của cha mẹ. Đây chắc chắn sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để gia đình thư giãn, gắn kết với nhau và đặc biệt qua hoạt động này, cha mẹ có thể chia sẻ và giới thiệu cho con những điều mới mẻ từ những sự vật hiện đang xảy ra để làm phong phú vốn từ cũng như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho con.
Hát cùng nhau: Hát là phương thức vô cùng dễ dàng để trẻ cảm nhận ngôn ngữ. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có thể cùng trẻ hát những ca khúc vui nhộn, dễ hiểu, trẻ sẽ tiếp thu được lượng từ vựng và cách biểu đạt ngôn ngữ nhiều hơn.
Không bao giờ cười cách phát âm hay cách dùng từ của con: Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nói về những vấn đề trẻ quan tâm, tuy nhiên cách biểu đạt còn ngô nghê, có trẻ còn ngọng rất nhiều. Những lúc trẻ nói chưa đúng, cha mẹ không nên cười con, trẻ sẽ xấu hổ, thậm chí không dám nói hay thể hiện cảm xúc nữa. Do vậy, cha mẹ hãy nói mẫu cho trẻ cách biểu đạt, cách dùng từ đúng để trẻ hiểu và sửa những lần sau. Đừng quên khen ngợi, động viên để trẻ thoải mái nói những gì trẻ nghĩ và muốn nói ra.
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐI NGỦ CHO TRẺ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 83% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc thức giấc vào giữa đêm. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ trong suốt cả ngày, đến nhận thức chung và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Những thủ thuật can thiệp giấc ngủ với trẻ:
– Sắp đặt môi trường, để trẻ ngủ cố định tại một nơi với những đồ vật theo thói quen của trẻ.
– Cho trẻ ngủ vào một thời gian cố định trong ngày.
– Không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa cafein trước giờ đi ngủ.
– Không để trẻ vận động quá nhiều.
– Sử dụng lịch trình bằng hình ảnh để trẻ biết được thứ tự các hoạt động cần thực hiện trong ngày.
Bố mẹ hãy thử áp dụng xem sao nhé!