Search for:
3 𝘾𝙃𝙄̀𝘼 𝙆𝙃𝙊́𝘼 Đ𝙀̂̉ 𝙂𝙄𝘼𝙊 𝙏𝙄𝙀̂́𝙋 𝙃𝙄𝙀̣̂𝙐 𝙌𝙐𝘼̉ 𝘾𝙐̀𝙉𝙂 𝘾𝙊𝙉
Một mối quan hệ tích cực sẽ được xây dựng dựa trên sự giao tiếp tích cực. Khi bạn giao tiếp hiệu quả cùng con, bạn sẽ dễ dàng chia sẻ với trẻ nhiều chủ đề chung, đặc biệt là khi trẻ lớn lên.
Có rất nhiều ý tưởng xung quanh chủ đề “Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả cùng con”, có thể gom chúng thành 3 ý lớn như sau:
1. Luôn khen ngợi trẻ:
– Ghi nhận mọi nỗ lực của trẻ
– Khen ngợi hành vi phù hợp của trẻ
– Không hối lộ trẻ: Một vài hành vi “hối lộ trẻ” mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hằng ngày như: “con ăn đi rồi mẹ cho xem ti vi”. Việc đưa ra các phần thưởng như kẹo, ti vi cho những hoạt động cơ bản hằng ngày có thể tạm thời tỏ ra hiệu quả vì trẻ sẽ có động lực làm ngay hoạt động đó. Tuy nhiên, về lâu dài, động lực này sẽ không còn hiệu quả nữa, trẻ sẽ có một sở thích mới và sẽ “đòi” có được phần thưởng rồi mới thực hiện hoạt động. Nếu bạn không đáp ứng, trẻ sẽ nảy sinh các hành vi không mong đợi như: gào khóc, ăn vạ. Trẻ sẽ không hiểu tại sao lúc này trẻ thực hiện một hành vi nào đó thì được thưởng, lúc khác thì không. Trẻ cũng cảm thấy mất niềm tin với bạn về sự không thống nhất mà bạn đang thực hiện. Do vậy, bạn hãy cố gắng đặt ra các yêu cầu rõ ràng và phù hợp về những gì bạn muốn trẻ làm, khuyến khích, khen ngợi vào hành vi trẻ thể hiện tốt để gia tăng động lực tự nhiên của trẻ.
2. Dành sự chú ý cho trẻ
– Lắng nghe trẻ nói
Bạn hãy thể hiện sự lắng nghe tích cực của mình bằng cách:
+ Dừng lại việc bạn đang làm và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe. Ví dụ: nhìn vào trẻ, mỉm cười khích lệ,…
+ Quan sát nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ và cố gắng hiểu những gì trẻ đang muốn thể hiện.
+ Hạ người xuống ngang tầm với trẻ.
+ Không ngắt ngang lời của trẻ, đảm bảo trẻ có thể diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc của trẻ.
– Diễn giải lại những gì bạn nghe được từ trẻ: Bằng cách lặp lại hoặc diễn đạt lại những gì trẻ đang nói, bạn sẽ giúp trẻ hiểu rằng bạn đang rất quan tâm đến con. Và chính bạn cũng hiểu và xác nhận một cách chính xác điều trẻ đang muốn thể hiện là gì. Bạn không cần lặp lại chính xác những gì trẻ nói mà có thể thêm chi tiết, rút ngắn hoặc làm rõ hơn ý của trẻ. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn làm mẫu ngôn ngữ cho trẻ.
– Diễn giải cảm xúc của trẻ: Bạn có thể quan sát và mô tả lại cảm xúc của con thông các biểu hiện cơ thể như: nét mặt, giọng điệu,… Điều này sẽ giúp trẻ biết được chính xác cảm xúc mình đang có là gì và hiểu rằng việc thể hiện cảm xúc là điều phù hợp, ngay cả khi con có những cảm xúc thiếu cân bằng như: tức giận, thất vọng,…
– Cân nhắc đến khả năng nghe, hiểu và khả năng chú ý của trẻ: Bạn không thể yêu cầu trẻ 1 tuổi ngồi yên, chăm chú trong khoảng 15 phút với những câu hướng dẫn bao gồm 3-4 từ của bạn. Bạn cũng không thể buộc trẻ 2 tuổi chú ý xuyên suốt hoạt động 30 phút với những câu miêu tả dài của người lớn. Đưa ra các yêu cầu vừa sức, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ sẽ giúp khuyến khích trẻ nỗ lực thực hiện hoạt động và có được thành công ngay sau đó.
3. Tạo ra thời gian chơi đặc biệt
Giờ chơi đặc biệt là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với trẻ. Đồng thời, đó cũng là thời điểm bạn có thể dạy trẻ những kỹ năng hay hành vi ứng xử phù hợp. Đây là lúc bạn nên tập trung vào những điều tích cực mà trẻ đang cố gắng thể hiện.
Để tạo ra thời gian chơi đặc biệt cùng trẻ, bạn có thể:
– Tạo ra một không gian chơi và thời gian chơi cố định hằng ngày. Đây là thời điểm mà bạn chỉ tập trung vào mình trẻ mà thôi.
– Dành ít nhất 5-10 phút mỗi ngày cho thời gian chơi đặc biệt cùng con.
– Luôn để trẻ dẫn dắt hoạt động.
– Mô tả những gì trẻ đang làm.
– Khen ngợi, ghi nhận tất cả nỗ lực của trẻ.
– Mô tả cảm xúc mà trẻ đang cos.
– Hạn chế việc hỏi hay yêu cầu, ra lệnh trẻ.
– Hãy đảm rằng, giờ chơi với con luôn luôn vui vẻ.
VUI CHƠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
“Chơi thường được nói đến như là sự giải tỏa sau những giờ học căng thẳng. Nhưng với trẻ em, chơi là quá trình học tập nghiêm túc. Chơi thực sự là công việc của tuổi thơ.” (Fred Rogers)
Vui chơi là một trong những cách thức quan trọng để trẻ học hỏi về thế giới xung quanh. Vui chơi giúp trẻ học thêm nhiều kỹ năng mới, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về nhận thức, tư duy, tình cảm xã hội, ngôn ngữ. Quan trọng hơn, trong khi chơi, trẻ sẽ có cơ hội cùng chơi và giao tiếp với người lớn cũng như bạn bè đồng trang lứa. Lúc này, trẻ học được cách hòa đồng cùng với mọi người, học cách giải quyết vấn đề và cách làm thế nào để giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Do vậy, chơi và sự phát triển ngôn ngữ có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.
1. Chơi phát triển khi trẻ phát triển:
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường cho mọi thứ vào miệng hoặc chỉ ném đồ chơi đi. Đây là cách trẻ trải nghiệm và học được sự khác biệt về cảm giác và mùi vị của các đồ vật khác nhau. Sau đó, trẻ bắt đầu học cách xây dựng các hình khối, chơi với ô tô, tàu hỏa. Trẻ học cách gọi tên các đồ vật và hiểu được rằng các đồ vật có thể đi cùng nhau, và chúng có thể chơi đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi chơi, trẻ có thể học được các danh từ (tên của đồ vật), động từ (các từ chỉ thao tác hoặc hành động với đồ vật) và cách mô tả chúng. Trẻ học cách khám phá các đồ vật và cảm nhận chúng: những đồ chơi này để ở đâu, nó to hay nhỏ,…
Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu học cách sử dụng một đồ vật để thay thế cho những thứ khác. Ví dụ: một khối gỗ trở thành một cái xe ô tô hoặc một cái điện thoại, các mảnh ghép trở thành cát xây dựng,… Trẻ vừa chơi, vừa gọi tên những đồ vật mà chúng nghĩ ra. Đây là sự kết nối tuyệt vời giữa sự vật và lời nói của trẻ. Để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp một cách có ý nghĩa, trẻ cần thiết phải có trí tưởng tượng, kỹ năng diễn giải và tư duy tốt. Trẻ cần có khả năng phản hồi lại với các biểu tượng một cách phù hợp. Nếu trẻ không có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ diễn đạt, trẻ sẽ không thể nào nói về trò chơi của mình và thể hiện lại ý tưởng chơi một cách dễ hiểu cho người khác được. Như vậy, có thể nói rằng, chơi và ngôn ngữ song hành cùng nhau trong tiến trình một em bé lớn lên. Kỹ năng chơi phải phát triển đến một trình độ nhất định trước khi có các kỹ năng ngôn ngữ tương ứng (Westby & White, 2014).
2. Trẻ em có thể chơi với bất cứ thứ gì chúng có:
Với trẻ em, đồ chơi không cần phải là những thứ quá đắt tiền. Một cái chăn để chơi ú òa hay một vài cái lá khô cũng có thể trở thành một món đồ chơi thú vị với trẻ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chỉ với một cái chai, một vài hạt đậu, thìa, cốc mà trẻ có thể chơi được cả buổi. Từ việc chơi khám phá như: cho hạt đầu vào chai và lắc để phát ra âm thanh; đến việc chơi tưởng tượng như: đổ hạt đậu ra cốc và giả vờ xúc ăn. Trẻ em thường có xu hướng thích những đồ vật thật, liên quan đến hoạt động hằng ngày như: cốc, điều khiển tivi,… hơn là đồ chơi. Thậm chí, với trẻ em, cha mẹ chính là đồ chơi tốt nhất của mình.
3. Sức mạnh của vui chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ:
Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng khác khi chúng chia sẻ hoạt động chơi với cha mẹ hoặc người bạn cùng chơi của mình. Trẻ quan sát cách cha mẹ thao tác với đồ chơi và bắt chước lặp lại thao tác đó. Trẻ quan sát cách cha mẹ nói chuyện và nỗ lực đáp lại bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,… Trẻ học cách tư duy, giải quyết vấn đề từ cha mẹ. Những học hỏi này của trẻ là tự nhiên và chủ động.
– Thông qua vui chơi, trẻ học cách gọi tên đồ vật, học đếm, học miêu tả đồ vật,…
– Trẻ học cách chơi với ngôn ngữ như: tạo ra các âm thanh, tư vựng khác nhau trong khi chơi cùng người khác.
Chơi giúp vốn từ vựng của trẻ trở nên phong phú hơn.
Chơi giúp phát triển kỹ năng lắng nghe và làm theo yêu cầu/ hướng dẫn.
Chơi giúp phát triển các kỹ năng xã hội và lần lượt.
Ngôn ngữ phát triển và cũng trở nên phức tạp hơn trong khi trẻ chơi.
Đối với trẻ sơ sinh: chơi có nghĩa là khám phá các đồ vật như: gõ, đập, cho vào miệng, liếm,…
Đối với trẻ nhỏ: chơi là việc xây dựng các khối nhỏ lại với nhau, đẩy xe ô tô, thổi bong bóng,…
Đối với trẻ trong giai đoạn nhà trẻ: chơi có nghĩa là việc giả vờ cho búp bê ăn, giả vờ nói chuyện điện thoại, giả vờ là một nhân vật nào đó như: bác sĩ, lính cứu hỏa,…
Và giờ nếu có ai đó thắc mắc “Học gì mà chẳng thấy ngồi vào bàn, chỉ thấy chơi thế?” thì chắc chắn các ba mẹ đã có câu trả lời rồi, đúng không ạ?
Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng và văn bản
5 HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thường xuyên nói chuyện với con: Nói chuyện với con là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Trong những sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi đơn giản cho bé, kết hợp với sử dụng nhiều từ vựng khi nói về đồ vật, con vật hay các hoạt động xung quanh chúng ta. Chẳng hạn thay vì nói “Con chó nhà bên cạnh” thì hãy nói “Con chó có tên A, là giống chó B, nó có bộ lông màu trắng, nó rất hung dữ”. Với cách nói chuyện sống động, rõ ràng như vậy, trẻ sẽ tích lũy được nhiều vốn từ hơn.
Kể chuyện cho con nghe: Hãy kể cho con nghe những câu chuyện tưởng tượng hoặc thực tế nhưng có diễn biến rõ ràng, có mở đầu, diễn biến, có cao trào, có kết thúc. Cha mẹ nên sử dụng từ vựng phong phú để thể hiện nội dung câu chuyện và lưu ý nội dung có chủ đề con yêu thích để thu hút sự chú ý của con vào câu chuyện hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn: Cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn, cho trẻ tự do chạy nhảy tìm tòi khám phá cuộc sống xung quanh dưới sự giám sát của cha mẹ. Đây chắc chắn sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để gia đình thư giãn, gắn kết với nhau và đặc biệt qua hoạt động này, cha mẹ có thể chia sẻ và giới thiệu cho con những điều mới mẻ từ những sự vật hiện đang xảy ra để làm phong phú vốn từ cũng như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho con.
Hát cùng nhau: Hát là phương thức vô cùng dễ dàng để trẻ cảm nhận ngôn ngữ. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có thể cùng trẻ hát những ca khúc vui nhộn, dễ hiểu, trẻ sẽ tiếp thu được lượng từ vựng và cách biểu đạt ngôn ngữ nhiều hơn.
Không bao giờ cười cách phát âm hay cách dùng từ của con: Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nói về những vấn đề trẻ quan tâm, tuy nhiên cách biểu đạt còn ngô nghê, có trẻ còn ngọng rất nhiều. Những lúc trẻ nói chưa đúng, cha mẹ không nên cười con, trẻ sẽ xấu hổ, thậm chí không dám nói hay thể hiện cảm xúc nữa. Do vậy, cha mẹ hãy nói mẫu cho trẻ cách biểu đạt, cách dùng từ đúng để trẻ hiểu và sửa những lần sau. Đừng quên khen ngợi, động viên để trẻ thoải mái nói những gì trẻ nghĩ và muốn nói ra.
Có thể là tranh biếm họa về một hoặc nhiều người và văn bản
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐI NGỦ CHO TRẺ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 83% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc thức giấc vào giữa đêm. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ trong suốt cả ngày, đến nhận thức chung và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Những thủ thuật can thiệp giấc ngủ với trẻ:
Sắp đặt môi trường, để trẻ ngủ cố định tại một nơi với những đồ vật theo thói quen của trẻ.
– Cho trẻ ngủ vào một thời gian cố định trong ngày.
Không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa cafein trước giờ đi ngủ.
Không để trẻ vận động quá nhiều.
Sử dụng lịch trình bằng hình ảnh để trẻ biết được thứ tự các hoạt động cần thực hiện trong ngày.
Bố mẹ hãy thử áp dụng xem sao nhé!
Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'CHUYÊNBIET SƠN Dạy trẻ thói quen đi ngủ >>>>'
CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG CHÚ Ý CHO TRẺ TỰ KỶ
Sắp đặt môi trường:
Không để đồ chơi trước mặt hoặc trong tầm với của trẻ
– Không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn
Sử dụng bàn ghế phù hợp với từng trẻ.
Cho trẻ ngồi, mặt đối mặt, ngang tầm mắt, gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động.
Nương theo sở thích của trẻ.
Thu hút sự chú ý thông qua thị giác.
Đợi cho đến khi nhận thấy trẻ đã nhìn hoặc nghe thấy mới tiếp tục hoạt động khác.
Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và văn bản
CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON TẠI NHÀ

CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON TỰ KỶ TẠI NHÀ
(Phần 1)

1. Gọi tên trẻ:
Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi
Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ:
Ví dụ: “An. Đưa mẹ bóng”, “An. Con gà đâu?”

2. Ngang tầm mắt:
Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội.
Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.

3. Theo dõi và tham gia:
Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.

4. Tập ngồi:
Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.

5. Đợi và làm theo lần lượt:
– Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là chờ đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác.
– Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.

(Còn tiếp)

Có thể là hình ảnh về 4 người, trẻ em, bánh ngọt và văn bản cho biết '>>> CÁC KỲ NĂNG CƠ BẢN CHA MẸ CẦN CÓ ĐỂ DẠY CON (PHẦN 1)'

Làm gì khi trẻ không thích vận động?
Mỗi trẻ rối loạn phát triển sẽ có những đặc điểm khác nhau. Có những trẻ có thể vận động rất nhiều nhưng cũng có những trẻ thường thích chơi một mình với những đồ chơi quen thuộc. Vậy cần hỗ trợ trẻ như thế nào để con thích vận động và tham gia các hoạt động cùng mọi người nhiều hơn?
⛹️‍♀️ Tìm hiểu nguyên nhân trẻ không thích thể thao. Có thể do: sức khỏe yếu, không thích cạnh tranh, hoặc chưa tìm được môn thể thao phù hợp.
🤾🏻 Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử có thể làm trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động thực tế. Chúng ta có thể thay thế điện thoại, iPad,… bằng những hoạt động vui chơi, vận động cho trẻ trải nghiệm trực tiếp nhiều hơn.
🤽‍♀️ Tạo điều kiện cho trẻ vận động: Muốn trẻ vận động nhiều hơn, cha mẹ cần tạo môi trường phù hợp. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể tranh thủ “nhờ” bé làm các việc vặt ngay trong gia đình như: cùng bố mẹ lau dọn nhà cửa; rủ trẻ cùng đi lên đi xuống tầng cầu thang mỗi khi có việc cần.
🏋🏻‍♀️ Tìm các hoạt động trẻ yêu thích: Trẻ em mỗi khi được tham gia vào hoạt động yêu thích là có thể chơi miệt mài đến mức chẳng còn biết mệt là gì. Do đó, cha mẹ cố gắng cho trẻ tham gia các hoạt động khác nhau và để tìm ra những hoạt động trẻ yêu thích.
🏄🏻 Đưa trẻ ra ngoài: Đôi khi, không gian trong nhà hơi hẹp, khó cho trẻ vận động, cha mẹ sắp xếp cho con ra ngoài nhiều hơn để trẻ thỏa sức vui chơi, vận động. Cha mẹ có thể tổ chức các chuyến đi dã ngoại ở các khu du lịch, vừa tạo cơ hội cho trẻ vận động, vừa cho bé khám phá cuộc sống xung quanh.
CÁC KỸ NĂNG CHA MẸ CẦN CHUẨN BỊ CHO CON TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1
Chỉ còn gần 1 tháng nữa thôi là năm học mới bắt đầu. Chắc hẳn các bố mẹ đang rất lo lắng không biết phải làm sao, không biết bắt đầu từ đâu để chuẩn bị tốt nhất cho con trước khi bước vào môi trường học mới.
Dưới đây, Chuyên Biệt Từ Sơn sẽ chia sẻ với các bố mẹ những kỹ năng cần trang bị cho con nhé:
1. Dạy trẻ quản lý đồ dùng cá nhân: Trẻ biết lấy ra và cất đi các đồ dùng liên quan tới hoạt động học tập (sách giáo khoa, vở viết, bút, tẩy..); giữ gìn ba lô, áo khoác, mũ,..
2. Dạy trẻ biết cách sử dụng đồ dùng lớp học: bảng, phấn, kéo, bút, giấy, khăn lau…
3. Dạy trẻ biết hoàn thành việc chuyển tiếp giữa các hoạt động: trẻ dọn dẹp đồ khi kết thúc hoạt động và lấy đồ dùng cho hoạt động tiếp theo; biết xếp hàng.
4. Dạy trẻ biết đi cùng các bạn theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tới các khu vực trong trường.
5. Dạy trẻ biết chờ khi có chỉ dẫn của cô giáo mới bắt đầu làm bài hoặc tham gia hoạt động nhất định (dạy trẻ im lặng, ngồi yên hoặc đứng chờ).
6. Dạy trẻ tham gia trong một hoạt động nhóm: từ 5 phút, 10 phút, 15 phút. Ví dụ cùng các bạn thực hiện hoạt động nào đó.
7. Dạy trẻ làm việc độc lập trong một khoảng thời gian nhất định: trẻ ngồi chú ý và tự làm bài theo yêu cầu giáo viên đưa ra.
8. Dạy trẻ biết xin phép ra ngoài đi vệ sinh, hoặc khi muốn ra khỏi chỗ.
DẠY TRẺ ĂN UỐNG ĐA DẠNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM
Một số trẻ có rối loạn phát triển rất hạn chế trong việc lựa chọn chế độ ăn uống, trẻ chỉ ăn, uống một vài thực phẩm nhất định. Điều này có thể làm trẻ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng hoặc khiến trẻ mắc một số bệnh về tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dày,…
Vậy phải làm sao để giúp trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm?
Cùng đọc những chia sẻ dưới đây của Chuyên Biệt Từ Sơn nhé!
1. Nương theo sở thích của trẻ: Cha mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dựa vào màu sắc, hình dạng, mùi vị hay kết cấu tương tự theo những món yêu thích của trẻ.
Ví dụ: Nếu trẻ thích món cá viên, cha mẹ có thể cho trẻ thử chả cá (hình dạng khác), bò viên (cùng hình dạng). Hoặc có thể kết hợp món trẻ thích với các món mới để trẻ dễ dàng làm quen với món mới hơn.
2. Cho trẻ lựa chọn: Thay vì tự quyết định món ăn, cha mẹ hãy cho trẻ một vài lựa chọn thực phẩm và để trẻ chọn những món yêu thích. Tuy nhiên, những sự lựa chọn đó cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
3. Để trẻ từ từ khám phá: Cha mẹ có thể giúp trẻ khám phá một loại thực phẩm mới bằng cách tạo cơ hội để trẻ nhìn, chạm, ngửi. Ban đầu, hãy cho một lượng nhỏ thực phẩm vào bát hay cốc của trẻ để trẻ có thể nhìn, sau khi chấp nhận đồ ăn, đồ uống đó, trẻ sẽ từ từ chạm, ngửi rồi thử nó.
4. Chơi với thức ăn mới: Chơi cũng là một cách giúp trẻ làm quen với món mới và giảm sự lo lắng của trẻ trong các bữa ăn. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào việc nấu nướng, hay biến những món ăn thành những hình dạng ngộ nghĩnh để kích thích trẻ trong việc tiếp nhận món mới.
5. Bình tĩnh và kiên nhẫn: Nhiều trẻ cần nếm thử một loại thức ăn hơn chục lần trước khi trẻ sẵn sàng ăn mà không quấy khóc. Do đó, cha mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn, không nên để giờ ăn trở thành chiến trường của gia đình. Nếu đã thử rất nhiều lần mà trẻ vẫn từ chối, có lẽ trẻ không thích món đó, cha mẹ cân nhắc thử một loại thức ăn khác.
Những vấn đề về ăn uống không chỉ khiến trẻ mắc một số bệnh về tiêu hóa mà còn có thể làm tăng thêm những hành vi không phù hợp của trẻ. Cha mẹ hãy xây dựng những phương pháp phù hợp để giúp trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm nhé.
7 PHƯƠNG PHÁP PHẠT CON HIỆU QUẢ VÀ KHOA HỌC
Mỗi khi con làm sai, cha mẹ thường nóng giận và đánh mắng con. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ.
Vậy phải làm sao để phạt con đúng cách và hiệu quả?
Chuyên Biệt Từ Sơn sẽ chia sẻ với các cha mẹ phương pháp phạt con đúng và khoa học nhé!
Liên hệ
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon