Search for:
CÁC KỸ NĂNG CHA MẸ CẦN CHUẨN BỊ CHO CON TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1
Chỉ còn gần 1 tháng nữa thôi là năm học mới bắt đầu. Chắc hẳn các bố mẹ đang rất lo lắng không biết phải làm sao, không biết bắt đầu từ đâu để chuẩn bị tốt nhất cho con trước khi bước vào môi trường học mới.
Dưới đây, Chuyên Biệt Từ Sơn sẽ chia sẻ với các bố mẹ những kỹ năng cần trang bị cho con nhé:
1. Dạy trẻ quản lý đồ dùng cá nhân: Trẻ biết lấy ra và cất đi các đồ dùng liên quan tới hoạt động học tập (sách giáo khoa, vở viết, bút, tẩy..); giữ gìn ba lô, áo khoác, mũ,..
2. Dạy trẻ biết cách sử dụng đồ dùng lớp học: bảng, phấn, kéo, bút, giấy, khăn lau…
3. Dạy trẻ biết hoàn thành việc chuyển tiếp giữa các hoạt động: trẻ dọn dẹp đồ khi kết thúc hoạt động và lấy đồ dùng cho hoạt động tiếp theo; biết xếp hàng.
4. Dạy trẻ biết đi cùng các bạn theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tới các khu vực trong trường.
5. Dạy trẻ biết chờ khi có chỉ dẫn của cô giáo mới bắt đầu làm bài hoặc tham gia hoạt động nhất định (dạy trẻ im lặng, ngồi yên hoặc đứng chờ).
6. Dạy trẻ tham gia trong một hoạt động nhóm: từ 5 phút, 10 phút, 15 phút. Ví dụ cùng các bạn thực hiện hoạt động nào đó.
7. Dạy trẻ làm việc độc lập trong một khoảng thời gian nhất định: trẻ ngồi chú ý và tự làm bài theo yêu cầu giáo viên đưa ra.
8. Dạy trẻ biết xin phép ra ngoài đi vệ sinh, hoặc khi muốn ra khỏi chỗ.
DẠY TRẺ ĂN UỐNG ĐA DẠNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM
Một số trẻ có rối loạn phát triển rất hạn chế trong việc lựa chọn chế độ ăn uống, trẻ chỉ ăn, uống một vài thực phẩm nhất định. Điều này có thể làm trẻ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng hoặc khiến trẻ mắc một số bệnh về tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dày,…
Vậy phải làm sao để giúp trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm?
Cùng đọc những chia sẻ dưới đây của Chuyên Biệt Từ Sơn nhé!
1. Nương theo sở thích của trẻ: Cha mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dựa vào màu sắc, hình dạng, mùi vị hay kết cấu tương tự theo những món yêu thích của trẻ.
Ví dụ: Nếu trẻ thích món cá viên, cha mẹ có thể cho trẻ thử chả cá (hình dạng khác), bò viên (cùng hình dạng). Hoặc có thể kết hợp món trẻ thích với các món mới để trẻ dễ dàng làm quen với món mới hơn.
2. Cho trẻ lựa chọn: Thay vì tự quyết định món ăn, cha mẹ hãy cho trẻ một vài lựa chọn thực phẩm và để trẻ chọn những món yêu thích. Tuy nhiên, những sự lựa chọn đó cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
3. Để trẻ từ từ khám phá: Cha mẹ có thể giúp trẻ khám phá một loại thực phẩm mới bằng cách tạo cơ hội để trẻ nhìn, chạm, ngửi. Ban đầu, hãy cho một lượng nhỏ thực phẩm vào bát hay cốc của trẻ để trẻ có thể nhìn, sau khi chấp nhận đồ ăn, đồ uống đó, trẻ sẽ từ từ chạm, ngửi rồi thử nó.
4. Chơi với thức ăn mới: Chơi cũng là một cách giúp trẻ làm quen với món mới và giảm sự lo lắng của trẻ trong các bữa ăn. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào việc nấu nướng, hay biến những món ăn thành những hình dạng ngộ nghĩnh để kích thích trẻ trong việc tiếp nhận món mới.
5. Bình tĩnh và kiên nhẫn: Nhiều trẻ cần nếm thử một loại thức ăn hơn chục lần trước khi trẻ sẵn sàng ăn mà không quấy khóc. Do đó, cha mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn, không nên để giờ ăn trở thành chiến trường của gia đình. Nếu đã thử rất nhiều lần mà trẻ vẫn từ chối, có lẽ trẻ không thích món đó, cha mẹ cân nhắc thử một loại thức ăn khác.
Những vấn đề về ăn uống không chỉ khiến trẻ mắc một số bệnh về tiêu hóa mà còn có thể làm tăng thêm những hành vi không phù hợp của trẻ. Cha mẹ hãy xây dựng những phương pháp phù hợp để giúp trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm nhé.
7 PHƯƠNG PHÁP PHẠT CON HIỆU QUẢ VÀ KHOA HỌC
Mỗi khi con làm sai, cha mẹ thường nóng giận và đánh mắng con. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ.
Vậy phải làm sao để phạt con đúng cách và hiệu quả?
Chuyên Biệt Từ Sơn sẽ chia sẻ với các cha mẹ phương pháp phạt con đúng và khoa học nhé!
Liên hệ
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon