7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ CÁC TRÒ CHƠI GIÁC QUAN
Chơi giác quan là giai đoạn chơi đầu tiên của trẻ. Trẻ có thể khám phá đồ vật, đồ chơi bằng tất cả các giác quan (VD trẻ có thể cắn, nếm, ngửi, sờ hoặc ném đồ chơi xuống đất,…).
Những hoạt động đó có ý nghĩa với sự phát triển của trẻ như thế nào? Hãy cùng Chuyên biệt Từ Sơn khám phá nhé!
1. Kỹ năng ngôn ngữ: Khi mô tả các hoạt động chơi cảm giác cũng như những cảm giác trải nghiệm trò chơi, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về các từ ngữ và biết cách sử dụng đúng tình huống hơn.
2. Kỹ năng xã hội: Các trò chơi giác quan ai cũng có thể tham gia và dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ. Đây chính là cơ hội để gần gũi với trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, từ đó thúc đẩy sự tương tác của trẻ với mọi người xung quanh.
3. Kỹ năng vận động tinh: Khi trẻ thao tác các đồ vật nhỏ như nặn đất, nhặt đồng xu,…kỹ năng vận động tinh của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
4. Kỹ năng vận động thô : Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô bằng cách ngồi xổm, nhảy hoặc cử động cơ thể.
5. Kỹ năng chơi giả vờ: Trẻ có thể sử dụng các vật liệu giác quan để tham gia các hoạt động chơi giả vờ.
6. Kỹ năng lập luận khoa học: Trẻ vó thể học về nguyên nhân và kết quả khi thao tác với các vật liệu giác quan.
7. Kỹ năng tự kiểm soát: Trẻ phát triển khả năng tự chủ khi chúng học cách tôn trọng các quy tắc và ranh giới để chơi theo các giác quan.