Webinar: Các chính sách đồng hành cùng trẻ tự kỷ”















𝐂𝐔Ộ𝐂 𝐓𝐇𝐈 “𝐊𝐇𝐎Ả𝐍𝐇 𝐊𝐇Ắ𝐂 𝐂𝐀𝐍 𝐓𝐇𝐈Ệ𝐏 𝐓𝐑Ẻ 𝐑Ố𝐈 𝐋𝐎Ạ𝐍 𝐏𝐇Á𝐓 𝐓𝐑𝐈Ể𝐍”
————————————————————————
BÀI DỰ THI SỐ 24
TÊN ẢNH: CHIẾC XE ĐẠP CỦA BÀ
Câu chuyện:
Cả đời vất vả chăm lo cho con, tưởng chừng khi về già sẽ nhìn thấy con cháu hạnh phúc sum vầy, nhưng ngờ đâu sự vất vả vẫn cứ đi theo bà mãi không thôi. Ở tuổi 70, Bà Nguyễn Thị A phải dời xa nơi chôn rau cắt rốn để đi đến một nơi xa lạ để cho cháu đi can thiệp.
Trong căn phòng trọ nhỏ chật hẹp, có 3 bà cháu, mẹ con. Hàng ngày mẹ cháu đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, có hôm phải làm cả ca đêm. Để lại Bà và 1 cậu bé 28 tháng, được kết luận là rối loạn phổ tự kỷ chỉ biết khóc và ngồi một chỗ hoặc đi lòng vòng quanh phòng nhặt được đồ vật nào thì cho vào miệng cái đó, cháu gần như không nhìn mắt, không chơi với ai kể cả Bà là người chăm sóc cháu hàng ngày.
Bà tuổi cao, lại ít học nên chưa hiểu rõ lắm về tình trạng khó khăn của cháu, nhưng bằng tất cả tình yêu thương, Bà quyết tâm đồng hành cùng cháu trong hành trình tìm lại niềm vui, và cơ hôi cho cháu được đi học hòa nhập. Chính vì vậy hàng ngày kể cả ngày nắng, mưa, gió rét trên chiếc xe đạp cũ được bà mang từ quê lên, Bà đã đèo cháu đi gần 3km từ xóm trọ tới trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Từ sơn, chi nhánh thị xã Quế Võ để cho cháu được can thiệp trong hành trình ấy có lần do trời tối sầm lại do mưa, mắt bà nhìn không rõ nên đã đâm vào cột điện hai bà cháu bị ngã xe, trong giây phút sợ hãi như vậy nhưng ánh mắt bà sáng lên khi nghe cháu gọi: “Bà!” Trong khoảnh khắc đó, hạnh phúc đong đầy, như thể bà đã chờ đợi câu gọi ấy cả một đời.
Không chỉ dừng lại ở việc đưa đón cháu Bà còn thường xuyên tham gia các buổi hướng dẫn của thầy cô ở trung tâm về các kỹ năng dạy cháu, rồi trung tâm tạo điều kiện để bà lên phòng học của cháu để cùng với cô dạy cháu, từ những kỹ năng đơn giản nhất như chơi với đồ chơi, đến các kỹ năng giao tiếp, nhận thức…. Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng… sau bao khó khăn vất vất cuối cùng Bà cũng chờ được ánh mắt của cháu nhìn bà, nụ cười của cháu dành cho bà và đặc biệt cháu đã cất tiếng gọi “Bà”. Khi nghe tiếng gọi “ Bà” của cháu mà bà đã không tin vào tai của mình, nước mắt bà rưng rưng, ngậm ngùi xúc động, Bà ôm cậu cháu bé bỏng của bà vào lòng rổi thổn thức ‘cháu giỏi lắm, cháu đã làm được rồi, cháu cố lên nữa nhé, Bà đợi được bà sẽ đưa con về nhà mình”.
Bức ảnh kèm theo là khoảnh khắc tuyệt đẹp của Bà và cháu trong quá trình can thiệp chinh phục các kỹ năng tại trung tâm Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây có lẽ là bức ảnh có nụ cười đẹp nhất của cháu và cũng là niềm hạnh phúc vô bờ của Bà.
Đây không chỉ là câu chuyện của một gia đình, mà còn là tâm tư của biết bao ông bà, cha mẹ khác có con, cháu có rối loạn phát triển. Họ cùng nhau trải qua những khó khăn, luôn hy vọng vào sự tiến bộ của con, cháu. Đối với thầy cô tại đây, hạnh phúc lớn nhất chính là nhìn thấy các em có thể “tham gia hòa nhập” cùng các bạn và cộng đồng, mong các con có một tương lai tươi sáng hơn.
Chuyên Biệt Từ Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người ông, người bà đã luôn đồng hành trong hành trình yêu thương này. Chiếc xe đạp cũ không chỉ là phương tiện, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương vĩnh cửu, chở theo những ước mơ và hy vọng cho thế hệ mai sau.